Góc nhìn chuyên gia 24/07/2024, 16:02

Hành trình chuyển đổi xanh của Việt Nam (Kỳ 4): "Bước đi hướng đến 1 Việt Nam hùng cường 2045"

Việt Nam sẽ cần bao nhiêu năm để có được những kỳ tích như “Thần kì Nhật Bản”, “Kỳ tích sông Hàn”, hay “Câu chuyện thần kì” mang tên Singapore? Câu trả lời là không dễ, nhưng không có lý do gì cản trở Việt Nam lập được những kì tích tương tự ( Trích Đại Hội XIII)

Hành trình chuyển đổi xanh của Việt Nam (Kỳ 4): "Bước đi hướng đến 1 Việt Nam hùng cường 2045"

Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chuyển đổi xanh

Trong xu hướng thương mại xanh toàn cầu, nếu doanh nghiệp Việt Nam chủ động triển khai chuyển đổi xanh từ sớm sẽ bảo vệ sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặt nền móng bền vững cho tương lai và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế.

“Chứng nhận xanh” trong tương lai được ví như một loại “VISA” cho hàng hóa nếu doanh nghiệp muốn xuất qua các thị trường cao cấp như EU, Mỹ,... Một sản phẩm chất lượng nhưng không đạt các “tiêu chí xanh, bền vững” thì thị trường sẽ không chấp nhận . Thực tế cuối năm 2023, khi phát triển nhà cung cấp tại châu Á tiêu chí nhà mua hàng đến từ châu Âu quan tâm đầu tiên các “chứng chỉ xanh” “tiêu chuẩn xanh”, sau đó mới đánh giá tới chất lượng sản phẩm.

Công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam được Chính phủ Việt Nam quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đã thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sự cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Bên cạnh đó vẫn còn đa số doanh nghiệp đang rất khó khăn trong tiến trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam không cao nhưng giá thành lại cao hơn so với một số quốc gia có sản phẩm cùng loại như Thái Lan, Trung Quốc,.... Vì vậy trước làn sóng chuyển đổi xanh toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuyển đổi công nghệ, nâng cấp nhà xưởng sản xuất tạo ra sản phẩm ưu việt với giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh sẽ tốt hơn không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cả với doanh nghiệp nước ngoài.

( Theo báo cáo của Bộ Công Thương (tháng 10/2023), số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cả nước hiện đạt khoảng 5.000 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tham gia làm nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia là khoảng 100 doanh nghiệp, cung ứng cấp hai, cấp ba là khoảng 700 doanh nghiệp. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đang cung cấp trong nước và xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới, như các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ)

Nỗ lực của Chính phủ 

Những công bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính về kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP tại COP28, diễn ra ở Dubai vào tháng 12-2023 vừa qua một lần nữa chứng minh cách thế giới nhìn nhận Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh và thực tế hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh ở Việt Nam đã được thúc đẩy mạnh mẽ.

Hơn một năm qua, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách định hướng cũng như các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh-bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc triển khai cam kết Net Zero. Theo đó, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon; Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030... Tuy nhiên, một số dự án, chương trình mới dừng lại ở nâng cao nhận thức, đào tạo trên diện rộng chứ chưa đi sâu vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp để có giải pháp hiệu quả. Chuyển đổi xanh và giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự đồng lòng và phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ , doanh nghiệp, người dân và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tại Đại hội XIII của Đảng cũng đã xác định chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là hai chuyển đổi quan trọng nhất để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc vào năm 2045. Nhưng muốn xanh thì phải số. Như vậy, số hoá toàn diện sẽ là nền tảng của một nền kinh tế phát triển bền vững.

Nếu Việt Nam nghiêm túc trong chuyển xanh thì đây được xem là bước nhảy để mục tiêu khát vọng Việt Nam hùng cường sẽ sớm hiện thực hóa. Chuyển đổi xanh là cách nâng cao văn hoá kinh doanh có trách nhiệm hơn với cộng đồng, thuần tự nhiên hơn, đi sâu vào văn hoá và giá trị cốt lõi hơn, từ đó sẽ tạo ra một thế hệ doanh nhân mới hướng đến một Việt Nam  hùng cường và bền vững thực sự

Theo chia sẻ từ  bà Phan Thị Ngọc Yểm - Tổng thư ký Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam & ông  Huỳnh Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Leanwares 

Văn phòng Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam tổng hợp

                                                                                                                                                              Đọc thêm >>  

Hành trình chuyển đổi xanh của Việt Nam (Kỳ 3): "Bước đi hướng tới tương lai bền vững"

Chia sẻ

Đăng ký nhận thêm thông tin