Góc nhìn chuyên gia 11/10/2022, 11:03

Tối ưu chi phí vận hành nhà máy: xu hướng tất yếu trong giai đoạn hậu COVID-19

Từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp SMEs trên toàn cầu đều đang tìm cách tối ưu, cắt giảm chi phí để “sống sót” sau đại dịch. Bên cạnh các chi phí như chi phí nhân sự, chi phí nguyên liệu đầu vào…thì chi phí vận hành nhà máy cũng chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu giá sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi về thiết kế, xây dựng và các giải pháp thông minh tối ưu chi phí vận hành nhà máy với ông Lê Khánh Mạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng DELCO (tên gọi tắt: DELCO) – Tổng thầu xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và triển khai hệ thống nhà máy thông minh và hạ tầng nhà máy thông minh tại Việt Nam.

Tối ưu chi phí vận hành nhà máy:  xu hướng tất yếu trong giai đoạn hậu COVID-19

Các loại chi phí có thể tối ưu nhờ hệ thống nhà máy thông minh

Theo Giám đốc Mạnh, có rất nhiều loại chi phí có thể tối ưu, cắt giảm mạnh mà không ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất của nhà máy.

Chi phí năng lượng 

Giá điện ở Việt Nam luôn ở mức cao, cộng thêm các chi phí liên quan đến năng lượng khác khiến cho tổng chi phí năng lượng luôn chiếm một phần lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Tiết kiệm nhóm chi phí này là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhà máy. 

DELCO đã phát triển hệ thống nhà máy thông minh giúp nhà đầu tư và quản lý nhà máy có thể theo dõi từ xa tình hình tiêu thụ điện năng của nhà máy. Ngoài ra, các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng như: hệ thống điều hoà, quạt thông gió, hệ thống chiếu sáng…đều được lắp đặt cảm biến tự động bật/tắt theo điều kiện môi trường; ví dụ: hệ thống điều hoà tự động ngắt khi nhiệt độ phòng đã đủ mát hoặc hệ thống chiếu sáng tự động tắt khi không có người trong phòng. 

Bên cạnh đó, các kỹ sư cơ điện của DELCO phối hợp với các nhà phát triển để thiết kế hệ thống xử lý nước thải hồi lưu, cho phép tái chế nước thải sinh hoạt của nhà máy thành nước thải cột B QCVN sử dụng để tự động tưới cây, rửa đường… giúp tiết kiệm chi phí nước và chi phí môi trường cho nhà máy.

Chi phí bảo trì, bảo hành thiết bị

Việc bảo hành, bảo trì thiết bị không chỉ tốn kém mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất của nhà máy. Một số thiết bị quan trọng như điều hoà kho thành phẩm, hệ thống lọc bụi, máy nén khí…nếu gặp trục trặc đột ngột có thể gây thiệt hại rất lớn. 

Hệ thống nhà máy thông minh sử dụng hệ thống cảm biến môi trường kết hợp với thuật toán logic và lập trình PLC tự động tính toán kế hoạch bảo hành bảo trì cho các thiết bị, đồng thời đưa ra cảnh báo bảo hành qua email, màn hình cảm ứng…đến người quản lý của nhà máy. Điều này giúp đội ngũ kĩ thuật của nhà máy có kế hoạch chủ động kiểm tra, bảo trì thiết bị, hạn chế ảnh hưởng đến lịch sản xuất.

Chi phí quản lý nhà máy

Hệ thống nhà máy thông minh do DELCO phát triển có thể giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian cho nhân sự quản lý thông qua các hệ thống như: quản lý giờ làm và quản lý an ninh thông qua hệ thống Camera AI, tự động vận hành một số thiết bị quan trọng giúp tiết kiệm thời gian và giảm lỗi con người… 

Làm thế nào để triển khai hệ thống nhà máy thông minh

Giám đốc Mạnh chia sẻ, triển khai hệ thống nhà máy thông minh đòi hỏi tầm nhìn và kinh nghiệm của nhà thầu để có thể thiết kế kịch bản phù hợp nhất với thực tế sản xuất của nhà máy cũng như ứng dụng loại công nghệ phù hợp, giúp tiết kiệm tối đa chi phí. 

Tính đồng bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí

Hệ thống nhà máy thông minh trên thực tế cần có hệ thống cơ điện và hạ tầng phù hợp để có thể đáp ứng tốt nhất việc lắp đặt thiết bị cũng như đảm bảo tính khả dụng để hệ thống thông minh có thể hoạt động. Nếu hạ tầng xây dựng cũng như kiến trúc của nhà máy ngay từ đầu không phù hợp để triển khai hệ thống thông minh thì sẽ cần cải tạo với chi phí tương đối cao. Vì vậy, tốt nhất chủ đầu tư nên tính toán đến kế hoạch mở rộng, ứng dụng công nghệ ngay từ khi thiết kế - thi công xây dựng nhà máy mới hoặc cải tạo nhà máy. 

Ông Mạnh cho biết, “Thực ra ở Việt Nam chưa có nhiều công ty có thể đưa ra các đề xuất một cách tổng thể.” Ông giải thích thêm, “Nếu không đưa ra giải pháp tổng thể thì mỗi công ty chuyên trách như thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống điện,... sẽ cộng thêm lợi nhuận của mình vào, do đó sẽ phát sinh vấn đề làm tăng chi phí hoặc làm giảm chất lượng công trình.” 

Ngay từ khi xu thế nhà máy thông minh bắt đầu xuất hiện, Giám đốc Mạnh và các cộng sự tại DELCO đã luôn đau đáu suy nghĩ về vấn đề này. Để giúp chủ đầu tư tối ưu chi phí vận hành nhà máy cũng như đem lại các lợi ích lâu dài và bền vững cho khách hàng, ông Mạnh và các kĩ sư DELCO đã nỗ lực học hỏi, cập nhật công nghệ mới nhất về hệ thống thông minh phù hợp với ngành sản xuất công nghiệp.

Tầm nhìn và kinh nghiệm của nhà thầu quyết định tính hiệu quả của hệ thống nhà máy thông minh

Hiện nay có rất nhiều công ty triển khai hệ thống nhà máy thông minh, nhưng theo ông Mạnh, điều cốt yếu là kinh nghiệm thực tế trong ngành sản xuất công nghiệp. Việc thấu hiểu thói quen sử dụng, đặc thù của từng ngành sản xuất cũng như tính cách người lao động, thực tế sản xuất của mỗi nhà máy ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế kịch bản công nghệ cũng như tính hiệu quả của hệ thống nhà máy thông minh. 

Những công nghệ, hệ thống được thiết kế UX (user experience – trải nghiệm người dùng) quá nhiều bước phức tạp hoặc UI (user interface – giao diện người dùng) rắc rối sẽ dẫn đến kém hiệu quả trong thực tế. Tương tự, nếu không nắm rõ về thực tế sản xuất công nghiệp, sẽ không thể lựa chọn công nghệ phù hợp với nhà máy hoặc sẽ đề xuất công nghệ với chi phí đầu tư/chi phí vận hành cao. 

Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế và triển khai hệ thống nhà máy thông minh, DELCO rất chú trọng việc lựa chọn công nghệ phù hợp với thực tế sản xuất của nhà máy và nhu cầu của chủ đầu tư. Những tư vấn thiết kế cũng như triển khai nhà máy thông minh của DELCO nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Thông tin ký giả Ông Lê Khánh Mạnh 

Tốt nghiệp đại học đào tạo về xây dựng. Đã có kinh nghiệm  làm việc nhiều năm trong công ty xây dựng của Việt Nam và Singapore trước khi khởi nghiệp. 

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng DELCO do ông Lê Khánh Mạnh thành lập năm 2007, đến nay là một tổng thầu thiết kế - xây dựng công nghiệp uy tín ở Việt Nam. Với những kinh nghiệm dày dặn về tổng thầu nhà máy FDI với ứng dụng các công nghệ mới nhất, DELCO đã thành công trong việc cung cấp giải pháp nhà máy thông minh tổng thể và tối ưu nhất trong sản xuất thời đại 4.0, từ xây dựng, cơ điện đến hệ thống thông minh. 

Từ năm 2017 đến nay, DELCO đã thiết kế và triển khai nhiều hệ thống thông minh trong các lĩnh vực như: nông nghiệp (dự án DELCO Agri), nhà máy phụ trợ (nhà máy GS – Bình Dương), nhà máy linh kiện điện tử (nhà máy Power Plus Technology)…

DELCO Construction and Investment Joint Stock Company

Floor 10th, Viwaseen Tower – No. 48, To Huu Str., Nam Tu Liem Dist., Hanoi, Vietnam

Email: info@delco.com.vn Tel: +84936781080 Website: https://delco-construction.com/

Chia sẻ

Đăng ký nhận thêm thông tin