Lĩnh vực tự động hóa công nghiệp là một trong những công nghệ tiên tiến và giải pháp khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất hiện đại.
Ngành tự động hóa công nghiệp được xem là một trong những ngành nghề quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Sản xuất tự động hóa trong công nghiệp dần trở thành xu hướng cũng như nhu cầu lao động có tay nghề của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tự động hóa công nghiệp.
Tự động hóa công nghiệp là gì? - Industrial Automation
Tự động hóa công nghiệp được hiểu đơn giản là kết hợp ứng dụng các công nghệ như phần mềm máy tính và robot công nghiệp nhằm thay thế con người vận hành quá trình sản xuất công nghiệp.
Các chức năng chủ yếu của công nghiệp tự động hóa tập trung vào quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và xử lý nguyên vật liệu. Tự động hóa trong công nghiệp góp phần tăng năng suất, sản phẩm đầu ra và giảm chi phí thuê nhân công của doanh nghiệp.
Ngành tự động hóa công nghiệp là gì?
Ngành tự động hóa công nghiệp là ngành chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động công nghiệp bằng cách ứng dụng của phần mềm máy tính chuyên dùng lập trình điều khiển, giám sát cũng như quản lý hệ thống sản xuất tự động hóa.
Kỹ sư của ngành điện tự động công nghiệp thường sẽ tham gia nghiên cứu và thiết kế các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp, hoặc làm việc tại các nhà máy để thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì các dây chuyền sản xuất tự động hóa.
Cử nhân tự động hóa công nghiệp cũng có thể lựa chọn làm nhân viên kinh doanh tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng ở các công ty chuyên cung cấp thiết bị tự động, điện công nghiệp tự động hóa.
Vai trò và tầm quan trọng của tự động hóa công nghiệp
Tự động hóa công nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích cho hoạt động công nghiệp đặc biệt là các nhà sản xuất và OEM. Dưới đây là một số vai trò của tự động hóa công nghiệp
Đảm bảo an toàn cho người lao động
Điện tự động công nghiệp giúp người lao động “giải phóng” khỏi môi trường làm việc nguy hiểm và độc hại. Đồng thời làm giảm chấn thương và tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
Tăng năng suất lao động
Dây chuyền sản xuất điện tự động công nghiệp hoạt động liên tục mà không cần phải nghỉ ngơi. Vì thế số lượng sản phẩm sẽ tăng gấp ba khi được ứng dụng tự động hóa.
Hơn nữa khi dây chuyền sản xuất xảy ra sai sót sẽ được xử lý kịp thời tránh quá trình sản xuất bị chậm lại và có thể tùy ý điều chỉnh số lượng sản phẩm cần sản xuất được.
Tăng chất lượng sản phẩm
Thiết kế của các ứng dụng công nghiệp tự động hóa được lập trình có độ chính xác rất cao giúp giảm đáng kể các sai số của sản phẩm.
Ngoài ra hệ thống giám sát dây chuyền sản xuất tự động hóa còn thu thập dữ liệu nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí nguyên vật liệu và đảm bảo sản phẩm sản xuất đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Giảm chi phí sản xuất
Tự động hóa công nghiệp cho phép doanh nghiệp giảm lượng nguyên liệu thô và giảm chi phí thuê nhân công và nhiều chi phí khác đồng thời cũng làm giảm lượng phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất.
Chương trình đào tạo ngành tự động hóa công nghiệp
Chương trình đào tạo của ngành tự động hóa công nghiệp tại các trường cao đẳng hiện nay cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn và kỹ năng về thiết kế, lập trình, lắp đặt và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện tự động công nghiệp, hệ thống Web SERVER, IOT. Một số môn học của ngành tự động hóa công nghiệp:
- Điện kỹ thuật
- Điện tử ứng dụng
- An toàn lao động và môi trường công nghiệp
- Truyền động điện tự động
- Công nghệ khí nén và thủy lực
- Kỹ thuật đo lường và cảm biến
- Lập trình với Python
- Kỹ thuật số
- CAD điện
- CAD điện ứng dụng
- Khí cụ điện - TBĐ
- Tự động hóa quá trình sản xuất
- Vi điều khiển ứng dụng
- Thông tin hệ thống tự động hóa công nghiệp
- Mạng thông tin công nghiệp
- Kỹ thuật robot
Ngành tự động hóa công nghiệp đòi hỏi những tố chất và kỹ năng nào?
Đặc thù của ngành tự động hóa đòi hỏi người lao động không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn phải có kỹ năng tay nghề cao. Ngôn ngữ của hệ thống tự động hóa được lập trình là tiếng Anh nên kỹ sư tự động hóa công nghiệp được yêu cầu phải thông thạo tiếng Anh và tin học.
- Đam mê với ngành: Bạn phải yêu thích làm việc với các thiết bị, máy móc cũng như đam mê nghiên cứu và tìm tòi khai thác mọi công dụng, cải tiến dây chuyền tự động hóa. Bạn cũng phải có đủ kiên nhẫn để theo đuổi ngành này để không phải từ bỏ nó một cách dễ dàng.
- Tư duy logic tốt: Khi nói về những nghề liên quan đến công nghệ kỹ thuật thì tư duy logic là yếu tố then chốt để theo đuổi ngành nghề này. Đặc biệt trong ngành tự động hóa, tư duy logic rõ ràng sẽ quyết định bạn có thể trở thành một kỹ sư tự động hóa công nghiệp xuất sắc hay không.
- Chủ động và sáng tạo trong công việc: Trong thời đại 4.0, công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi liên tục nên tố chất cần có của một kỹ sư tự động hóa là luôn học hỏi đổi mới để theo kịp công nghệ trên thị trường. Hơn nữa phải luôn nắm vững và phát triển các kỹ năng và sáng tạo không ngừng để trở thành người dẫn đầu xu hướng.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành tự động hóa công nghiệp
Ngành tự động hóa công nghiệp hiện nay rất phổ biến và nhu cầu lao động cũng rất cao. Sau đây là một số chức danh nghề nghiệp của ngành tự động hóa công nghiệp:
>> Công nghệ CNC: Cuộc cách mạng sản xuất và tự động hóa
Chuyên viên điện tự động công nghiệp
- Kiểm soát và cải tiến hệ thống điện tự động hóa nhà máy
- Lập kế hoạch bảo trì các thiết bị điện, tự động hóa.
- Xây dựng và lắp đặt các thiết bị
- Kiểm tra chức năng của hệ thống phân phối điện tự động và thay thế.
Kỹ sư kinh doanh tự động hóa
- Xây dựng kế hoạch bán hàng, chăm sóc khách hàng, kế hoạch dịch vụ
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ và đề xuất giải pháp tăng doanh thu.
- Lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường để đề xuất phương án kinh doanh.
Nhân viên thiết kế tự động hóa
- Khảo sát, thiết kế máy móc và hệ thống tự động hóa
- Tính toán khối lượng sản phẩm thiết kế và lập dự toán
- Lắp ráp máy và hệ thống sau khi gia công
Mức lương ngành tự động hóa công nghiệp
Việt Nam hiện nay đang bước vào thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa, vì lý do đó nên nhu cầu về nguồn nhân lực ngành tự động hóa công nghiệp ngày càng tăng cao. Đây được coi là một trong những nhóm ngành trong tương lai đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Mức lương trung bình của ngành tự động hóa công nghiệp là 14.7 triệu đồng, dao động từ 10 - 22 triệu đồng. Đối với sinh viên mới ra trường sẽ được nhận mức lương từ 4-9 triệu đồng và những kỹ sư với 3 năm kinh nghiệm trở lên sẽ là từ 15 triệu đồng trở lên.
Các trường đào tạo ngành tự động hóa công nghiệp
Danh sách các trường đào tạo ngành tự động hóa công nghiệp ở Miền Bắc:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học công nghệ - ĐHQG Hà Nội
- Đại học công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Mỏ - Địa chất
- Đại học Điện lực
- Đại học kinh tế - kỹ thuật công nghiệp
- Đại học kỹ thuật – công nghiệp Thái Nguyên
- Đại học công nghiệp Việt Trì
- Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học công nghiệp Quảng Ninh
- Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội
- Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội
- Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc
- Cao đẳng công nghiệp Nam Định
- Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh
Danh sách các trường đào tạo ngành tự động hóa công nghiệp ở Miền Trung - Tây Nguyên
- Đại học SP Kỹ thuật Vinh
- Đại học công nghiệp Vinh
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học SP kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Đông Á
- Đại học Duy Tân
- Đại học Quy Nhơn
- Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
- Cao đẳng công nghệ Hà Tĩnh
- Cao đẳng công nghiệp Huế
- Cao đẳng nghề Đà Nẵng
- Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam
- Cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất
- Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn
- Cao đẳng nghề Đà Lạt
Danh sách các trường đào tạo ngành tự động hóa công nghiệp Miền Nam
- Đại học Bách Khoa TP.HCM
- Đại học Quốc tế TP.HCM
- Đại học Giao thông vận tải – Phân hiệu tại Tp.HCM
- Đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM
- Đại học công nghiệp TP.HCM
- Đại học SP Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học công nghệ Đồng Nai
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
- Cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM
- Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng
- Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM
- Cao đẳng nghề công nghệ cao Đồng Nai
- Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An
>> Tự động hóa công nghiệp - Nhóm ngành triển vọng của tương lai
Kết luận
Bùng nổ cuộc cách mạng 4.0 hứa hẹn ngành tự động hóa công nghiệp sẽ trở thành xu hướng trong tương lai và một trong những trọng tâm phát triển công nghiệp. Emidas đã tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về ngành tự động hóa công nghiệp và giải thích về tiềm năng của ngành trong bối cảnh hiện nay.
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đưa ra quyết định về định hướng trong tương lai và lựa chọn được ngành yêu thích và phù hợp với bạn.
Xem thêm:
>> Công nghệ chế tạo máy - Mũi nhọn của nhóm ngành Cơ Khí
>> Vì sao tự động hóa SCADA cần thiết trong công nghiệp hiện đại?