Theo số liệu mới được Tổng cục Hải quan công bố, từ đầu năm nay tính tới nửa đầu tháng 11, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa gần 600 tỷ USD trong trong đó xuất siêu đạt mức kỷ lục gần 25 tỷ USD.
Theo đó mức xuất siêu trong gần 11 tháng của năm nay cao hơn khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và phá kỷ lục xuất siêu 19,94 tỷ USD của năm 2020. Trong quãng thời gian nói trên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 306 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 281,6 tỷ USD. Tính tới nửa đầu tháng 11 năm nay, kim ngạch thương mại thâm hụt hơn 100 triệu USD.
Trong nửa đầu tháng 11, kim ngạch thương mại của Việt Nam đạt gần 30 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 14,65 tỷ USD. Trong nửa đầu tháng 11, có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,42 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 2,1 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,83 tỷ USD và dệt may đạt 1,29 tỷ USD.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 đạt 14,77 tỷ USD. Có 2 nhóm hàng đạt kim ngạch “tỷ đô” trong nửa đầu tháng này là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 4,3 tỷ USD và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,83 tỷ USD.
Các chuyên gia chỉ ra năm 2023 này đang là một năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam do những yếu tố từ cả trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam hiện tại vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới hoạt động xuất khẩu và cả tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn. Cán cân thương mại của Việt Nam trong quãng thời gian gần đây có tín hiệu được cải thiện nhưng sức mua yếu từ các thị trường nước ngoài vẫn đang khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều thách thức.
Xuất siêu trong gần 11 tháng của năm 2023 này đạt mức kỷ lục nhưng theo nhiều chuyên gia, điều này không mang lại nhiều tín hiệu đáng mừng. Việc xuất siêu đạt mức kỷ lục phần lớn là do tổng kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể. Cùng với đó xuất siêu cao nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn đang chứng kiến mức giảm mạnh hơn cả xuất khẩu cho thấy hoạt động đầu tư cho sản xuất đang gặp khó khăn do thiếu đơn hàng.