Ngay cả trong thời đại chuyển đổi số - tự động hóa như hiện nay thì nhân sự phù hợp vẫn là yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc sắc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc đào tạo nhân sự ở các cơ sở giáo dục đôi khi vẫn còn thiếu sự liên kết giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, dẫn đến sự không phù hợp giữa nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và kiến thức, kỹ năng của nhân sự sau khi tốt nghiệp.
Thấu hiểu rằng nhân sự là câu trả lời cho những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long - trường Đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/12/1988 bởi GS. TSKH. Hoàng Xuân Sính – là một trong những trường ngôi trường chất lượng cao tại Việt Nam, nơi đào tạo ra những nhân sự ưu tú, phù hợp với nhu cầu thị trường và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Tính đến nay, trường Đại học Thăng Long đang đào tạo 28 ngành học, với đa dạng lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Kinh tế, Ngoại ngữ, Khoa học xã hội và nhân văn, Truyền thông đa phương tiện, Du lịch, Khoa học sức khỏe, Âm nhạc ứng dụng.
Với tầm nhìn là đào tạo đa ngành, đa nghề, định hướng ứng dụng, Trường Đại học Thăng Long không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa các ngành học, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thế giới ngày càng phức tạp.
Đội ngũ giảng viên nhiệt huyết và truyền cảm hứng
Trường Đại học Thăng Long chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao: đảm bảo các thầy cô luôn cập nhật tri thức theo xu hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới, cũng như nắm bắt được những điều mà các nhà tuyển dụng cần để cung cấp nguồn nhân lực tốt cho xã hội.
Sinh viên/học viên luôn được tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, đặt vấn đề trực tiếp với giảng viên/cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đa dạng lĩnh vực và các ngành đào tạo
Trường Đại học Thăng Long là trường đại học đào tạo đa ngành nghề. Hiện tại, trường Đại học Thăng Long có tổng cộng 5 khoa với 28 ngành đào tạo bậc đại học, đa dạng ở các lĩnh vực: công nghệ thông tin, kinh tế, ngoại ngữ, du lịch, truyền thông, xã hội và nhân văn, điều dưỡng, âm nhạc. Sinh viên có cơ hội lựa chọn từ hàng trăm khóa học khác nhau để phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Hệ thống cơ sở vật chất tân tiến, không gian thực tập thực hành ngay tại trường
Với mục đích đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, trường Đại học Thăng Long được thiết kế và xây dựng để đáp ứng xu hướng giáo dục hiện đại: Các công trình tại trường được thiết kế để tối đa hóa tính tiện nghi và sáng tạo. Các phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm và phòng máy tính được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Công nghệ được đưa vào hệ thống các phòng học, phòng thực hành, không gian học và các phòng mô phỏng được xây dựng giống như môi trường làm việc tại doanh nghiệp để sinh viên thực hành thực tế, đáp ứng được xu hướng giáo dục hiện đại ngày nay: Hệ thống phòng học thực hành điều dưỡng, Trung tâm thực hành tài chính và ngân hàng giả lập Core Banking, Hệ thống thực tập nhà hàng khách sạn, Hệ thống thực hành thiết kế đồ họa, Hệ thống thực hành âm nhạc ứng dụng,…
Hệ thống cơ sở vật chất hoàn thiện và hiện đại
Chương trình đào tạo và hoạt động hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp Nhật Bản
Trường Đại học Thăng Long đã và đang tiến hành nhiều hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế hướng tới doanh nghiệp Nhật Bản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhật Bản và mang lại cơ hội hấp dẫn cho sinh viên muốn phát triển sự nghiệp trong môi trường kinh doanh Nhật Bản.
Trường Đại học Thăng Long đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với 30 doanh nghiệp Nhật Bản và tổ chức các chương trình thực tập làm việc hàng năm với sự tham gia của 100~200 sinh viên/năm. Thông qua các chương trình này, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực trẻ, có kiến thức chuyên môn và sẵn sàng học hỏi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp...
Buổi giao lưu giữa sinh viên của trường với Tổ chức Pháp nhân Khai thác nguồn nhân lực Hải ngoại (OMDO)
Ngoài ra, trường còn tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên với 6 trường đối tác tại Nhật Bản. Sinh viên có cơ hội trải nghiệm học tập và làm việc tại Nhật Bản, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ và phong cách làm việc của đất nước này. Điều này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp, thích ứng với môi trường đa văn hóa và mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế. Các chương trình trao đổi này thu hút 20~50 sinh viên/năm.
Giao lưu với ĐH Hokkaido Gakuen và ĐH Toyo
Trường Đại học Thăng Long cũng tổ chức, tham gia các sự kiện và hội thảo liên quan đến doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là dịp để sinh viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia và nhà quản lý từ Nhật Bản. Các sự kiện và hội thảo này không chỉ giúp sinh viên tìm hiểu thêm về thị trường và cơ hội việc làm tại Nhật Bản, mà còn tạo cơ hội hợp tác và kết nối với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trường Đại học Thăng Long cam kết tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động hướng tới doanh nghiệp Nhật Bản, nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên và doanh nghiệp, cung cấp cơ hội phát triển sự nghiệp và tạo ra giá trị cho cả hai bên.